Dự án đã thực hiện

Thi công lắp đặt hệ thống PCCC Công trình EsD Quế Võ Bắc Ninh

Trang chủ Dự án đã thực hiện Thi công lắp đặt hệ thống PCCC Công trình EsD Quế Võ Bắc Ninh

Thi công lắp đặt hệ thống PCCC Công trình EsD Quế Võ Bắc Ninh

Hẳn các bạn theo dõi tình hình xã hội trên các phương tiện truyền thông báo đài đưa tin nhiều về các vụ hỏa hoạn nghiêm trọng xảy ra gây thiệt hại không nhỏ về người và tài sản làm nhiều người chết và bị thương nghiêm trọng. Chính vì vậy hiện nay công tác PCCC đang được nhà nước và các tổ chức, cơ quan, nhà máy, nhà xưởng, khu công nghiệp đặc biệt được quan tâm hơn cả. Chính vì vậy THVN chúng tôi là một trong những công ty đã và đang có kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực thi công, thiết kế pccc, lắp đặt hệ thống PCCC cho các công trình gia đình hay công cộng.

Hiện nay cũng có một vài hộ gia đình đã tự bảo vệ bằng cách đi học những lớp kĩ năng thoát hiểm khi có đám cháy, và mua sắm những vật dụng có thể hỗ trợ thoát thân khi rơi vào tình cảnh nguy hiểm. Đó là một việc làm tốt, nhưng chưa phải là cách làm tối ưu. Bởi đám cháy có khi diễn ra rất bất ngờ, nhiều ngôi nhà thiết kế kín như bưng, lúc phát hiện ra thì đã quá muộn và không có đường thoát thân. Do đó nhà nước đã đưa ra nhiều quy định bắt buộc về hệ thống phòng cháy chữa cháy trong các tòa nhà cao tầng và cơ sở kinh doanh, hay các khu nhà máy, công nghiệp có cường độ sản xuất cao cũng đều có những quy định về PCCC riêng biệt của nó. Dưới đây THVN xin giới thiệu tới các bạn công trình thi công lắp đặt hệ thống PCCC tại công ty THNN EsD Quế Võ Bắc Ninh với các hạn mục cụ thể như sau:

1. Thi công hệ thống báo cháy tự động

Công ty thi công cho nhà xưởng nên sử dụng hệ thống báo cháy địa chỉ hoạt động rất hiệu quả. Khi có đám cháy, từ vị trí bị cháy, tín hiệu được gửi trực tiếp lên hệ thống trung tâm. Do đó chúng ta sẽ biết được chính xác vị trí xảy ra hỏa hoạn nên có thể nhanh chóng giải quyết được vấn đề.

Việc lắp đặt hệ thống báo cháy địa chỉ cho công ty gồm các bước như sau:

Bước 1: Kiểm tra bản vẽ, lên phương án lắp đặt hệ thống

– Trước khi tiến hành lắp đặt hệ thống báo cháy địa chỉ cần kiểm tra các yêu cầu lắp đặt,phương án báo cháy của chủ đầu tư.

– Kiểm tra và tính toán lại số lượng thiết bị cần thiết khớp với bản vẽ và số lượng từng Loop.

– Tính toán dung lượng ác quy (thời gian hoạt động sau khi mât điện – thông thường 1 giờ bình thường và 5 phút báo cháy)

– Tính toán nguồn sử dụng cho các thiết bị (chuông đèn còi…) các thiết bị ngoại vi bao gồm các thiết bị điều khiển nếu có, nếu không đủ thì phải sử dung bộ nguồn phụ cho trung tâm báo cháy

– Lên phương án đi dây sao cho tối ưu nhất (Mạch vòng và mạch nhánh)

Bước 2: Tiến hành lắp đặt hệ thống báo cháy địa chỉ

– Kéo dây theo bản vẽ và phương án đề ra, trong hệ thống báo cháy địa chỉ bao gồm 2 dây:

+ Dây tín hiệu ( Dây tín hiệu cho loop mạch vòng hoặc mạch nhánh, dây tin hiệu từ các module giám sát, đầu báo thường, ngõ vào của các module)

+ Dây nguồn ( Nguồn cho module, nguồn cho chuông đèn, đường nguồn điều khiển thống qua Module Relay)

– Lắp đạt bố trí thiết bị theo phương án vị trí đã xác định

– Kiểm tra lắp đúng theo chiều âm (-) dương (+) của tín hiệu và nguồn.

– Đo kiểm tra thông mạch, chạm chập và các lỗi do đi dây khác.

Bước 3 : Lập trình cho hệ thống báo cháy địa chỉ.

– Cho tủ hệ thống báo cháy địa chỉ hoặc thiết bị, nhận các thiết bị đã gắn trên đường loop (lệnh này có tên khác nhau tùy vào từng loại tủ)

– Nếu tủ đã nhận thiết bị mà thiếu so với thực tế ta xử lý như sau:

+ Đo kiểm tra nguồn tại thiết bị không nhận: có hai trường hợp sau

A : Có nguồn loop thông thường hơn 24 V (kiểm tra lại – + tủ sẽ nhận)

B : Không có nguồn Loop (khiểm tra lại dây dẫn có thể bị đứt lỗi do đi dây)

– Trong quá trình tủ tự nhận thiết bị nếu hệ thống báo nhiều lỗi không rõ ràng hay bị treo, thì tắt nguồn tủ đo dây lại.

– Ngoài ra còn một số lỗi khác khi lắp đặt hệ thống báo cháy địa chỉ với thiết bị đã nhận :

+ Mất nguồn DC 24V (kiểm tra lại nguồn cấp)

+ Hở mạch đầu vào mấy điện trở giám sát tại Module (Kiểm tra lại điện trở gắn tại module theo đúng yêu cầu)

– Lập trình điều khiển các thiết bị khác như yêu cầu.

– Lập trình tên cho thiết bị thông thường đặt (Vị trí- Tầng – Khu Vực).

– Kết nối đổ chương trình lên tủ báo cháy địa chỉ.

– Kết nối ngõ chuồng trực tiếp trên tủ hoặc thông qua các module điều khiển chuông

– Chờ tủ chạy song kiểm tra lại các lỗi pháy sinh, thông thường nếu không có lỗi tủ chỉ sáng 1 đèn báo nguồn duy nhất.

Bước 4: Kiểm tra và nghiệm thu hệ thống báo cháy địa chỉ.

– Kích hoạt thử các thiết bị đầu váo có tác động đến ngõ ra đã lập trình trước, kiểm tra các ngõ điều khiển

– Kích hoạt báo cháy ở một số khu vực kiểm tra tên hiển thị tín hiệu chuông

– Kiểm tra các lỗi có thể phát sinh trên tủ

2. Thi công lắp đặt hệ thống chữa cháy

Hệ Thống Chữa Cháy Sprinkler là loại hệ thống chữa cháy phổ biến nhất hịện nay.

Hệ thống này dập tắt đám cháy bằng cách phun nước trực tiếp vào khu vực đang cháy mà tại đó đầu phun sprinkler bị kích hoạt ở ngưỡng nhiệt độ đã được xác định trước.

Hệ thống chữa cháy địa chỉ

Sơ đồ tổng quan về hệ thống chữa cháy tự động

– Trung tâm điều khiển

Đầu phun nước chữa cháy

– Máy bơm chữa cháy

– Cụm van kiểm tra mở máy

– Thiết bị duy trì áp lực đường ống

Trung tâm điều khiển:

– Nhận các tín hiệu từ các thiết bị kiểm tra mở máy.

– Điều khiển máy nén khí, máy bơm, các thiết bị chữa cháy làm việc.

Đầu phun nước (Sprinkler):

– Vừa là cảm biến nhiệt vừa là đầu phun nước.

– Đầu phun là loại kín, nhạy cảm với nhiệt độ và chỉ mở ở nhiệt độ nhất định.

– Diện tích làm việc của đầu phun thường từ: 9 – 12 m2.

Máy bơm chữa cháy:

– Cung cấp nước chữa cháy cho hệ thống vòi phun thông qua đường ống khi hệ thống làm việc.

– Đặc trưng chính của máy bơm là: Lưu lượng nước và cột áp cần thiết.

– Thực tế hay dùng bơm ly tâm do dễ sử dụng, hiệu suất làm việc và độ tin cậy cao.

Cụm van kiểm tra mở máy:

Cho nước chảy qua khi đầu phun làm việc, tạo tín hiệu truyền về trung tâm điều khiển, kiểm tra áp lực làm việc của hệ thống.

Thiết bị duy trì áp lực đường ống:

– Thường là các bình nước có khí nén, có nhiệm vụ bù nước đảm bảo áp suất thường trực và cấp nước chữa cháy.

– Nước trong bình không quá 75% thể tích, phần còn lại là khí nén được tạo bởi máy nén khí, áp suất trong bình không quá 10at.

– Thông thường thể tích bình từ 0,5 – 1 m3.

Một số hình ảnh thi công hệ thống PCCC Công trình EsD Quế Võ Bắc Ninh:


Để lại bình luận/ đánh giá