Cẩm nang PCCC

Khi bị bỏng do cháy nổ cần sơ cứu như thế nào hiệu quả?

Trang chủ Cẩm nang PCCC Khi bị bỏng do cháy nổ cần sơ cứu như thế nào hiệu quả?

Khi bị bỏng do cháy nổ cần sơ cứu như thế nào hiệu quả?

Bị bỏng là một trong những vấn đề không thể tránh khỏi khi xảy ra cháy nổ hỏa hoạn, chính vì vậy trong nội dung bài viết này công ty PCCC THVN chúng tôi xin hướng dẫn các bạn cách sơ cứu khi bị bỏng do hỏa hoạn cháy nổ xảy ra một cách hiệu quả nhất tránh để lại hậu quả khôn lường. Cùng tìm hiểu nội dung dưới đây.

Đầu tiên nếu lửa đang cháy bén trên quần áo của bạn

Trước hết bạn cần dập tắt lửa bằng cách nằm xuống và lăn qua lăn lại cho tới khi ngọn lửa được dập tắt hoàn toàn. Khi đó bạn cần giữ bình tĩnh tránh hoảng loạn quạt dật lửa hoặc chạy đi chạy lại như thế chỉ cung cấp thêm khí cho ngọn lửa bùng cháy mạnh hơn.

Chỉ được dùng nước hoặc cát, dùng áo dày hoặc vải bọc kín chỗ cháy ngăn lửa tiếp xúc với oxi, vết cháy sẽ được khống chế. Cùng với đó bạn tuyệt đối không dùng vải nhựa, hoặc các vật dụng ni lông, nhựa mỏng vì như vậy sẽ thêm vật cháy đồng thời chất này dễ chảy và bám nóng gây bỏn g nặng.

Sau đó bạn có thể xé bỏ phần quần áo đang cháy âm ỉ hay bị thấm nước nóng, xăng dầu, vật cháy, những hóa chất có hại nếu không có nước lạnh xối ngay lúc đó.

Sơ cứu vết bỏng

Sau khi xử lí tình huống dập tắt lửa ngay lập tức bạn cần làm mát vết bỏng, tránh nó lan rộng và ăn sâu vào phía trong.

Bạn cần xối nước từ vòi thẳng vào vết thương hoặc có thể ngâm vết bỏng vào nước lạnh tốt nhất kaf nước đá lạnh đến khi cảm giác bớt đau rát.

Cần tháo bỏ tất cả những vật cứng bó quanh vết bỏng như quần áo, nhẫn, vòng…. trước khi vết thương phù lề không thể di chuyển các vật trên.

Sau khi sát khuẩn chúng ta cần che phủ toàn bộ vùng bỏng bằng gạc, bông nếu có hoặc dùng tấm vải mỏng sạch che phủ. Tuyệt đối hạn chế không được sờ hay chạm vào vùng bỏng.

Bạn nên cho nạn nhân uống nước để điều hòa lại cơ thể khi nhiệt độ cao bị mất nước bằng các dung dịch với đường, mật ong, nước cam, nước chanh hoặc nước oreson để bù lại. Có thể hỗ trợ thuốc giảm đau cho bệnh nhân những ngày đầu sau tai nạn. Cuối cùng cần nhanh chóng chuyển nạn nhân đế cơ sở y tế kịp thời kiểm tra toàn diện cơ thể như đường hô hấp, triệu chứng phù lề.

Hướng dẫn băng bó vết bỏng

Bạn tuyệt đối không bôi các chất như chống sẹo, thuốc mỡ, kháng sinh hoặc cồn do da còn mỏng. Không được trọc vỡ các túi nước trên vết thương khi phù kề đồng thời bóc các mảnh vài dính sót trên da như vaayh dẽ khiến vết thương lâu lành và tăng độ đau xót với người bị nạn.

Cách sơ cứu vết bỏng đơn giản không quá phức tạp nhưng vẫn dòi hỏi kinh nghiệm sự linh hoạt cao. Kinh nghiệm phía trên giúp bạn không còn lúng túng trong tất cả các sự cố bỏng trong cuộc sống.

Tham khảo thêm: Ống mềm chữa cháy


Để lại bình luận/ đánh giá