Dự án đã thực hiện

Lắp đặt hệ thống PCCC tự động dự án Sodom Nam Cường

Trang chủ Dự án đã thực hiện Lắp đặt hệ thống PCCC tự động dự án Sodom Nam Cường

Lắp đặt hệ thống PCCC tự động dự án Sodom Nam Cường

Công ty tư vấn thiết kế hệ thống PCCC THVN với nhiều năm kinh nghiệm về tư vấn, thiết kế, thi công hệ thống phòng cháy chữa cháy: lắp đặt hệ thống báo cháy tự động, lắp đặt hệ thống chữa cháy , cung cấp thiết bị báo cháy, thiết bị chữa cháy cho các nhà máy, các công trình, trung tâm thương mại…Công ty chúng tôi đã và đang triển khai lắp đặt hệ thống PCCC tự động tại dự án Sodom Nam Cường cùng tìm hiểu qua nội dung thông tin dưới đây.

Ngày nay việc đảm bảo an toàn cho những trung tâm thương mại, nhà máy, nhà xưởng… rất cần thiết bởi sự tổn thất về người và tài sản rất lớn nếu xảy ra cháy lớn. Để tránh hỏa hoạn đáng tiếc xảy ra thì các công trình nên lắp đặt một hệ thống phòng cháy chữa cháy thật tốt

HỆ THỐNG BÁO CHÁY TỰ ĐỘNG LÀ GÌ?

Hệ thống báo cháy tự động là hệ thống gồm tập hợp các thiết bị có nhiệm vụ phát hiện và báo động khi có cháy xảy ra. Việc phát hiện ra các tín hiệu cháy có thể được thực hiện tự động bởi các thiết bị hoặc bởi con người, và nhất thiết phải hoạt động liên tục trong 24/24 giờ.

 

II. CÁC THÀNH PHẦN CỦA MỘT HỆ THỐNG BÁO CHÁY TỰ ĐỘNG TẠI NHÀ MÁY SODOM

Một hệ thống báo cháy tự động tiêu biểu sẽ có 3 thành phần như sau:

1. Trung tâm báo cháy

Được thiết kế dạng tủ, bao gồm các thiết bị chính : một mainboard, một biến thế, một battery.

2. Thiết bị đầu vào

– Đầu báo: báo khói, báo nhiệt, báo gas, báo lửa.

– Công tắc khẩn (nút nhấn khẩn).

3. Thiết bị đầu ra

– Bảng hiển thị phụ (bàn phím).

Chuông báo cháy, còi báo động.

– Đèn báo động, đèn exit.

– Bộ quay số điện thoại tự động.

III. NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG BÁO CHÁY

Quy trình hoạt động của hệ thống báo cháy là một quy trình khép kín. Khi có hiện tượng về sự cháy (chẳng hạn như nhiệt độ gia tăng đột ngột, có sự xuất hiện của khói hoặc các tia lửa) các thiết bị đầu vào (đầu báo, công tắc khẩn) nhận tín hiệu và truyền thông tin của sự cố về trung tâm báo cháy. Tại đây trung tâm sẽ xử lý thông tin nhận được, xác định vị trí nơi xảy ra sự cháy (thông qua các zone) và truyền thông tin đến các thiết bị đầu ra (bảng hiển thị phụ, chuông, còi, đèn), các thiết bị này sẽ phát tín hiệu âm thanh, ánh sáng để mọi người nhận biết khu vực đang xảy ra sự cháy và xử lý kịp thời.

IV. LẮP ĐẶT HỆ THỐNG BÁO CHÁY CHỮA CHÁY TỰ ĐỘNG

Công ty thi công cho nhà xưởng nên sử dụng hệ thống báo cháy địa chỉ hoạt động rất hiệu quả. Khi có đám cháy, từ vị trí bị cháy, tín hiệu được gửi trực tiếp lên hệ thống trung tâm. Do đó chúng ta sẽ biết được chính xác vị trí xảy ra hỏa hoạn nên có thể nhanh chóng giải quyết được vấn đề.

1. Lắp đặt hệ thống báo cháy tự động

Việc lắp đặt hệ thống báo cháy địa chỉ cho công ty gồm các bước như sau:

Bước 1: Kiểm tra bản vẽ, lên phương án lắp đặt hệ thống

– Trước khi tiến hành lắp đặt hệ thống báo cháy địa chỉ cần kiểm tra các yêu cầu lắp đặt,phương án báo cháy của chủ đầu tư.

– Kiểm tra và tính toán lại số lượng thiết bị cần thiết khớp với bản vẽ và số lượng từng Loop.

– Tính toán dung lượng ác quy (thời gian hoạt động sau khi mât điện – thông thường 1 giờ bình thường và 5 phút báo cháy)

– Tính toán nguồn sử dụng cho các thiết bị (chuông đèn còi…) các thiết bị ngoại vi bao gồm các thiết bị điều khiển nếu có, nếu không đủ thì phải sử dung bộ nguồn phụ cho trung tâm báo cháy

– Lên phương án đi dây sao cho tối ưu nhất (Mạch vòng và mạch nhánh)

Bước 2: Tiến hành lắp đặt hệ thống báo cháy địa chỉ

– Kéo dây theo bản vẽ và phương án đề ra, trong hệ thống báo cháy địa chỉ bao gồm 2 dây:

+ Dây tín hiệu ( Dây tín hiệu cho loop mạch vòng hoặc mạch nhánh, dây tin hiệu từ các module giám sát, đầu báo thường, ngõ vào của các module)

+ Dây nguồn ( Nguồn cho module, nguồn cho chuông đèn, đường nguồn điều khiển thống qua Module Relay)

– Lắp đạt bố trí thiết bị theo phương án vị trí đã xác định

– Kiểm tra lắp đúng theo chiều âm (-) dương (+) của tín hiệu và nguồn.

– Đo kiểm tra thông mạch, chạm chập và các lỗi do đi dây khác.

Bước 3 : Lập trình cho hệ thống báo cháy địa chỉ.

– Cho tủ hệ thống báo cháy địa chỉ hoặc thiết bị, nhận các thiết bị đã gắn trên đường loop (lệnh này có tên khác nhau tùy vào từng loại tủ)

– Nếu tủ đã nhận thiết bị mà thiếu so với thực tế ta xử lý như sau:

+ Đo kiểm tra nguồn tại thiết bị không nhận: có hai trường hợp sau

A : Có nguồn loop thông thường hơn 24 V (kiểm tra lại – + tủ sẽ nhận)

B : Không có nguồn Loop (khiểm tra lại dây dẫn có thể bị đứt lỗi do đi dây)

– Trong quá trình tủ tự nhận thiết bị nếu hệ thống báo nhiều lỗi không rõ ràng hay bị treo, thì tắt nguồn tủ đo dây lại.

– Ngoài ra còn một số lỗi khác khi lắp đặt hệ thống báo cháy địa chỉ với thiết bị đã nhận :

+ Mất nguồn DC 24V (kiểm tra lại nguồn cấp)

+ Hở mạch đầu vào mấy điện trở giám sát tại Module (Kiểm tra lại điện trở gắn tại module theo đúng yêu cầu)

– Lập trình điều khiển các thiết bị khác như yêu cầu.

– Lập trình tên cho thiết bị thông thường đặt (Vị trí- Tầng – Khu Vực).

– Kết nối đổ chương trình lên tủ báo cháy địa chỉ.

– Kết nối ngõ chuồng trực tiếp trên tủ hoặc thông qua các module điều khiển chuông

– Chờ tủ chạy song kiểm tra lại các lỗi pháy sinh, thông thường nếu không có lỗi tủ chỉ sáng 1 đèn báo nguồn duy nhất.

Bước 4: Kiểm tra và nghiệm thu hệ thống báo cháy địa chỉ.

– Kích hoạt thử các thiết bị đầu váo có tác động đến ngõ ra đã lập trình trước, kiểm tra các ngõ điều khiển

– Kích hoạt báo cháy ở một số khu vực kiểm tra tên hiển thị tín hiệu chuông

– Kiểm tra các lỗi có thể phát sinh trên tủ

2. Thi công lắp đặt hệ thống chữa cháy

Hệ Thống Chữa Cháy Sprinkler là loại hệ thống chữa cháy phổ biến nhất hịện nay.

Hệ thống này dập tắt đám cháy bằng cách phun nước trực tiếp vào khu vực đang cháy mà tại đó đầu phun sprinkler bị kích hoạt ở ngưỡng nhiệt độ đã được xác định trước.

Hệ thống chữa cháy địa chỉ

Sơ đồ tổng quan về hệ thống chữa cháy tự động

– Trung tâm điều khiển

– Đầu phun nước chữa cháy

– Máy bơm chữa cháy

– Cụm van kiểm tra mở máy

– Thiết bị duy trì áp lực đường ống

Trung tâm điều khiển:

– Nhận các tín hiệu từ các thiết bị kiểm tra mở máy.

– Điều khiển máy nén khí, máy bơm, các thiết bị chữa cháy làm việc.

Đầu phun nước (Sprinkler):

– Vừa là cảm biến nhiệt vừa là đầu phun nước.

– Đầu phun là loại kín, nhạy cảm với nhiệt độ và chỉ mở ở nhiệt độ nhất định.

– Diện tích làm việc của đầu phun thường từ: 9 – 12 m2.

Máy bơm chữa cháy:

– Cung cấp nước chữa cháy cho hệ thống vòi phun thông qua đường ống khi hệ thống làm việc.

– Đặc trưng chính của máy bơm là: Lưu lượng nước và cột áp cần thiết.

– Thực tế hay dùng bơm ly tâm do dễ sử dụng, hiệu suất làm việc và độ tin cậy cao.

Cụm van kiểm tra mở máy:

Cho nước chảy qua khi đầu phun làm việc, tạo tín hiệu truyền về trung tâm điều khiển, kiểm tra áp lực làm việc của hệ thống.

Thiết bị duy trì áp lực đường ống:

– Thường là các bình nước có khí nén, có nhiệm vụ bù nước đảm bảo áp suất thường trực và cấp nước chữa cháy.

– Nước trong bình không quá 75% thể tích, phần còn lại là khí nén được tạo bởi máy nén khí, áp suất trong bình không quá 10at.

– Thông thường thể tích bình từ 0,5 – 1 m3.


Để lại bình luận/ đánh giá